Sau nhiều năm thi công và đi vào sử dụng theo từng giai đoạn thì nay tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn (MPTV) đã được thông xe toàn tuyến từ 5/2021 và hiện đang là tuyến đường huyết mạch khi kết nối nhanh chóng từ các khu công nghiệp (KCN) đến các cảng biển quốc tế, góp phần thu hút hút hàng tỷ USD vốn FDI cho Bình Dương.
Cao Tốc MPTV có chiều dài 64km với 10 làn với tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đã chính thức được thông xe toàn tuyến từ 5/2021. Kết nối với các trục giao thông như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, quốc lộ 1K,… Điểm đầu là KCN Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), điểm cuối là nút giao Tân Vạn (xa lộ Hà Nội, TP.HCM). Tuyến đường này có một phần trùng với dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Theo chủ trương của tình, Bình Dương chú trọng phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối các KCN gắn với đô thị hóa, nhằm tiếp tục xây dựng một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, MPTV là một trong những công trình quan trọng bậc nhất cả tỉnh này khi cắt quốc lộ 1K và xa lộ Hà Nội, kết nối trực tiếp 3 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, trở thành một trong những tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ.
Hạ tầng giao thông được chú trọng, tăng lực hấp dẫn FDI cho Bình Dương
Dựa trên việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để hấp dẫn vốn đầu tư FDI cho Bình Dương, MPTV được đánh giá là công trình mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu với Bình Dương và toàn khu vực kinh tế Đông Nam Bộ bởi những điều sau đây:
Thứ nhất, MPTV đi qua các KCN lớn nằm trên 4 huyện và thành phố là: Bàu Bàng, Bến Cát, TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, kết nối đến cảng biển quốc tế quan trọng khu vực Đông Nam Bộ. Theo tính toán của các chuyên gia, tuyến đường này giúp giảm thời gian vận chuyển 25%, chi phí vận chuyển theo đó cũng giảm ở mức 30% đối với vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà máy tại các KCN tới các cảng biển quốc tế (Thị Vải, Cái Mép..), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9).
Thứ hai, MPTV là mạch giao thông chiến lược của tỉnh trong việc kết nối Bắc – Nam. Đóng vai trò kết nối các KCN trên địa bàn Bình Dương với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Phước, Đồng Nai, các tỉnh Tây Nguyên, TP.HCM).
Thứ ba, để đón đầu dự án sân bay Long Thành tại Đồng Nai, mới đây, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã thống nhất xây dựng cầu Bạch Đằng 2 bắc ngang sông Đồng Nai nhằm kết nối giữa hai tỉnh, khi hoàn thành sẽ có thêm một cửa ngõ mới để kết nối Bình Dương đến sân bay Long Thành thông qua MPTV, từ đó việc kết nối với cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước cũng được rút ngắn đáng kể.
Thứ tư, MPTV tạo thêm một trục giao thông quan trọng cho các KCN của Bình Dương, cũng góp phần giảm tải quốc lộ 13 (tuyến đường duy nhất lưu thông giữa TP.HCM và Bình Dương, đoạn đi qua Bình Dương thường được gọi là đại lộ Bình Dương).
Nhờ chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ công nghiệp, vốn FDI cho Bình Dương hiện đang cao của cả nước. Tính từ đầu năm 2021 đến ngày 15/5/2021, Bình Dương đã thu hút 1 tỷ 252 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với 3.974 dự án,tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Trong đó, Thuận An được định hướng phát triển công nghiệp nhẹ.
Thị trường BDS hưởng lợi từ trục đường Mỹ Phước – Tân Vạn
Giai đoạn 1 của MPTV, đoạn ngã 3 Tân Vạn đến Mỹ Phước, có chiều dài 38km, từ KCN và Đô thị Mỹ Phước đi qua 1 huyện và 3 thành phố là: Bến Cát, TP.Thủ Dầu Một, TP Thuận An và TP Dĩ An đến ngã 03 Tân Vạn, được hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2015. Trong 6 năm đi vào sử dụng đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của địa bàn MPTV đi qua. Trong đó đoạn đi qua Thuận An có chiều dài 7km.
Trước đây, nhiều đoạn dọc 2 bên đường MPTV khá vắng vẻ, chỉ là các khu đất trống và vườn cao su, dân cư thưa thớt. Đến nay đã thay đổi hoàn toàn với các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, quán cafe, phòng khám, bệnh viện… đua nhau mọc lên; các dự án nhà ở, chung cư cũng được hình thành, diện mạo đô thị Bình Dương cũng từ đó mà ngày càng khởi sắc.
Giá cả BDS tại các địa phương này theo đó cũng tăng trưởng dương. Theo thống kê thị trường, đất nền thổ cư mặt đường Mỹ Phước – Tân Vạn đoạn qua địa phận các phường Định Hòa, Phú Mỹ hay Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) có giá 18-20 triệu/m2 2015, tăng lên 27-30 triệu/m2 năm 2020, đến nay dao động ở mức 35-40 triệu/m2. Tại Thuận An, đất nền thổ cư khu vực này dao động trong khoảng 12-13 triệu/m2 năm 2015, tăng lên 18-23 triệu/m2 năm 2020 (thời điểm chính thức lên TP) và nay 28-34 triệu/m2.
Đối với các dự án chung cư, theo kháo sát các dự án kết nối nhanh chóng với MPTV đoạn qua TP.Thuận An hiện đang có mức giá trung bình 27 triệu/m2, cụ thể: Legacy Central 27-30 triệu/m2; Icon Plaza 35 triệu/m2, Anhome Thuận Giao 24 triệu/m2; Tecco Home An Phú 33-35 triệu/m2, …
Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải, sự phát triển của cơ sở hạ tầng là đòn bẩy cho phát triển kinh tế vẫn luôn là như thế. Sự phát triển kinh tế kéo theo là giá BĐS tăng trưởng. Dự báo các dự án nằm quanh trục đường MPTV sẽ nhanh chóng thiết lập mặt bằng giá mới và có xu hướng tiếp tục tăng. Việc sở hữu nhà ở quanh khu vực này sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Cũng theo như một số dữ liệu thị trường tại khu vực này, ở thời điểm hiện tại, Tecco Felice Homes đang được xem là dự án duy nhất kết nối với MPTV có mức giá tốt nhất TP. Thuận An, chỉ với 22.9 triệu/m2 – một mức trợ dịch covid 19 vừa qua đến từ chủ đầu tư dự án. Tuy sở hữu một mức giá “không tưởng” thế nhưng Tecco Felice Homes vẫn sở hữu đầy đủ tiện ích cho một chuẩn sống vượt mong đợi với khu hồ bơi, Sky Park, trường mẫu giáo, coffee shop, sân chơi trẻ em, khu thể dục thể thao, … ngay trong nội khu tòa nhà. Cũng chính vì thế, đây cũng là dự án đang thu hút được nhiều sự quan tâm của đại đa số người dân có túi tiền vừa phải, nhưng mơ ước sở hữu nhà ở thay vì phải đi thuê.
Huỳnh Như